Học Marketing ra làm gì?

Marketing với sự đa dạng về nghề nghiệp là ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học nhưng không phải ai cũng biết học Marketing ra làm gì và mô tả các công việc ngành Marketing ra sao?

Chuyên viên truyền thông

Chuyên viên truyền thông giữ vai trò xây dựng hình ảnh đẹp, tích cực cho doanh nghiệp. Họ thưc hiện công việc dưới nhiều hình thức khác nhau liên quan nhằm phù hợp với các hoạt động của doanh nghiệp.

Khi đảm nhận vị trí chuyên viên truyền thông, bạn cần hoàn thành các yêu cầu công việc bao gồm:

  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối với các nhà báo để duy trì cơ sở dữ liệu truyền thông.
  • Phối hợp với các cấp quản lý để thực hiện các chiến dịch truyền thông đật hiệu quả cao nhất sau khi phân tích đối tương mục tiêu.
  • Tìm kiếm thật nhiều cơ hội nâng cao danh tiếng thương.
  • Truyền đạt các dịch vụ, sản phẩm cảu doanh nghiệp nhằm quản bá đến người tiêu dùng.
  • Đưa ra biện pháp xử lý với các khủng hoảng truyền thông.

Digital Marketing

Hiện nay các doanh nghiệp không ngần ngại chi tiền cho các kênh Markeing online nên sự phát triển mạnh của Digital Marketing trong vài năm trở lại đây là điều không phải bàn cãi.

Khi đảm nhận vị trí Digital Marketing, bạn cần hoàn thành các yêu cầu công việc bao gồm:

  • Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm.
  • Biên dịch, phân tích dữ liệu hiệu suất và các số liệu.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thiết kế và tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Thiết kế website và hệ thống hóa thông tin và giao diện website doanh nghiệp.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua các kế hoạch marketing và quảng bá sản phẩm.
  • Phân tích và báo cáo hiệu suất của bảng tin.
  • Tăng thêm số lượng từ khóa để đưa website nghiệp lên top đầu của các trang tìm kiếm.

Chuyên viên Marketing thương hiệu

Đây là vị trí đảm nhận vai trò phát triển hình ảnh doanh nghiệp, làm cho hình ảnh của thương hiệu được khách hàng nhớ đến nhằm gia tăng giá trị thương hiệu.

Khi đảm nhận vị trí chuyên viên Marketing thương hiệu, bạn cần hoàn thành các yêu cầu công việc bao gồm:

  • Phân tích và xử lý dữ liệu, đưa ra các đề xuất và các dự đoán về sự phát triển của thương hiệu.
  • Xây dựng, phát triển các nội dung liên quan đến truyền thông như photo, video, text.
  • Xây dựng và phát triển các mục tiêu cũng như kế hoạch Marketing nhằm phục vụ cho mục đích phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và trả lời các phản hồi từ khách hàng qua email hoặc các kênh liên lạc khác.
  • Chủ động, trực tiếp liên hệ đến đối tác hoặc khách hàng.

Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Vai trò của chuyên viên nghiên cứu thị trường liên quan đến các vấn đề như: công việc tìm hiểu, nghiên cứu người tiêu dùng, nghiên cứu đối thủ và khai thác các nguồn khách hàng tiềm năng dành cho doanh nghiệp.

Khi đảm nhận vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường, bạn cần hoàn thành các yêu cầu công việc bao gồm:

  • Phối hợp với các phòng ban liên quan để lên kế hoạch nghiên cứu chi tiết về nhu cầu của khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.
  • Khảo sát thông qua phỏng vấn trực tiếp đối tượng khách hàng hoặc làm việc với các đối tác chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường để có thêm dữ liệu nghiên cứu.
  • Từ những kết quả nghiên cứu thu thập được, lập báo cáo về định hướng sản phẩm cần phát triển và nhu cầu của khách hàng, đưa ra những nhận định thị trường chính xác.
  • Đề xuất các chính sách, biện pháp về sản phẩm dịch vụ, chính sách bán hàng nhằm tiếp cận với nguồn khách hàng tiềm năng, cân bằng lợi ích giữa khách hàng với doanh nđể phù hợp với tình hình thị trường.
  • Liên tục cập nhật, tiếcác xu thế thịnh hành của thị trường và các nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau để ứng dụng vào chiến lược marketing.

Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về các công việc liên quan đến ngành Markeing. Chúc bạn luôn luôn thành công trên con đường bạn chọn, bạn có thể tham khảo thêm về các xu hướng và các khóa học Marketing thực chiến tại Trung Huy Academy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *